Trang chủ Tin Du Lịch Du lịch yên tử tết nguyên đán 2021

Du lịch yên tử tết nguyên đán 2021

0
460

Tết Nguyên Đán sắp đến gần, bạn đã có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ lễ sắp tới hay chưa? Nếu như trước đây những điểm đến của bạn thường là khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp thì bây giờ hãy thử thay đổi một chút. Một ngày đến với chùa Yên Tử để được tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh với những điều tuyệt vời trong cuộc sống.Chùa Yên Tử, Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa lớn ở Việt Nam. Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. 
 du lịch yên tử tết nguyên đán 2021 Lúc này, hàng ngàn người đổ từ mọi nơi trên cả nước về Yên Tử để du xuân, để cầu mong cho gia đình, người thân gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.Thời gian du lịch Yên Tử hợp lí nhất là 1 ngày 1 đêm. Còn không, bạn có thể sáng đi và về trong ngày. Bạn cũng nên cân nhắc và lưu ý, vì đi vào dịp lễ hội sẽ rất đông đúc, còn nếu chọn đến Yên Tử vào những ngày thường thì nơi đây khá vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành rất sảng khoái. 



 Núi Yên Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu hành, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngày nay nói tới Yên Tử là ta lại nghĩ ngay tới lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch.  Nhiều bạn thắc mắc rằng lên du lịch yên tử tết nguyên đán 2021 chỉ có mỗi chùa, ghé thăm tầm 20-30 phút là xong, cần gì đến thời gian một ngày trời. Tuy nhiên, tại đây lại có rất nhiều điểm tham quan thú vị đang đợi bạn. Đó là: 
 – Chùa Trình/Đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử. 
 – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.  – Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn. 
 – Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định. 
 – Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa là nơi Phật Hoàng giảng đạo. – Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát. 
 – Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn. 
 – Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ. 
 – An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn. 
 – Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi